CÓ NÊN CHO TRẺ ĐI HỌC SỚM ?

Xu hướng xã hội ngày càng thay đổi, ba mẹ dần trở nên bận rộn hơn với công để lo cho gia đình và các con yêu có cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc,… Rất nhiều phụ huynh vẫn đắn đo, cân nhắc trong việc có nên cho trẻ đi học sớm vì tâm lý “xót con” khi phải gửi con tại trường, sợ con dễ ốm, sợ con không được chăm sóc kỹ lưỡng,… cùng muôn vàn nỗi lo khác. Thấu hiểu được những tâm tư đó của quý Phụ huynh, đặc biệt là những ba mẹ bận rộn thời đại mới, các trường mầm non, mẫu giáo ngày nay có những chương trình học tập cũng như chăm sóc đáp ứng đầy đủ, phù hợp với thể trạng và tư duy của từng lứa tuổi, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3, rất cần có sự quan tâm, trông nom mang tính chuyên biệt hơn.

Ông bà dù có yêu thương cháu nhiều đến mấy, giúp việc có tuyển chọn đến mấy, thì cũng không thể có nghiệp vụ sư phạm, được đào tạo bài bản trong việc chăm sóc và giáo dục cho trẻ như các cô ở Trường. Ông bà hay các cô dì giúp việc trong đa số trường hợp chỉ giải quyết được vấn đề DỖ, mà ít khi có thể DẠY các bé nhỏ được. Ở Trường thì các cô giáo đủ chuyên môn và nghiệp vụ để vừa dạy vừa dỗ. Chưa kể, người giúp việc còn nói ngọng, tác phong nhiều lúc không chuẩn mực, để con tự chơi một mình còn mình thì xem TV, dùng điện thoại. Ông bà cũng phải có lúc mệt do tuổi tác, phải ăn uống, làm vệ sinh, làm việc khác trong nhà. Nhiều khi những thói quen của ông bà mà bố mẹ vì giữ ý nên không dám góp ý, làm ảnh hưởng đến con: cho con vừa ăn vừa xem TV, uống sữa xúc thìa… Nếu đi học tại trường sẽ hạn chế được những điều đó.

Trường học – trẻ được hoàn thiện ngôn ngữ, tiếp cận ngoại ngữ hiệu quả từ Ở khoảng thời gian từ 0 đến 3 tuổi là thời điểm não bộ của trẻ giúp học ngôn ngữ tốt nhất. Việc giới thiệu và dạy Tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ cũng như Tiếng Anh từ sớm cho trẻ từ các hoạt động đa dạng như học nói, học hát, đọc thơ, kể chuyện,… sẽ giúp các bé thông minh hơn, giao tiếp lưu loát, linh hoạt trong xử lý vấn đề, tăng khả năng tập trung, làm giàu vốn kiến thức cũng như kỹ năng cảm xúc và thế giới quan tối ưu, hiệu quả nhất. Chắc chắn điều này sẽ không thể có được nếu ba mẹ chỉ cho các con quanh quẩn trong khuôn viên gia đình mình.

Trường học – nơi con trẻ được phát triển toàn diện nhất.

Khi đi học, con được gặp rất nhiều bạn bè đồng trang lứa, dưới sự chăm sóc, hướng dẫn của thầy cô giáo sẽ đưa trẻ khám phá những “vùng đất” mới lạ thú vị để kích thích não bộ phát triển. Bổ trợ cho việc giới thiệu những kiến thức bổ ích, nhà trường trang bị cơ sở vật chất đầy đủ với những món đồ chơi, dụng cụ học tập khoa học, an toàn, mang tính ứng dụng cao. Bên cạnh chú trọng về mặt tư duy, để giúp các bé cân bằng mọi mặt, trường học là nơi lý tưởng giúp con trẻ có những bước vượt trội về tầm vóc, thể trạng, năng khiếu thông qua học các bài thể dục, tập thể thao phù hợp với lứa tuổi. Chưa dừng lại ở đó, những sở trường, sở đoản của của con trẻ cũng được bộc lộ khi thường xuyên tiếp xúc, tương tác với bạn bè, giáo viên trong môi trường sư phạm mà ở nhà – trong không gian khép kín, giao tiếp với ít người hơn sẽ khó nhìn nhận ra được. Qua đó có thể giúp trẻ được phát huy năng khiếu của bản thân và phát triển một cách toàn diện hơn.


Trường học – nơi con trẻ được hình thành ý thức, nề nếp, đạo đức và nhân cách. Đi học sớm, trẻ được làm quen với môi trường lớp học với sự tác động tích cực của cô giáo đưa các bé vào nề nếp một cách linh hoạt, không quá gò bó nhưng vẫn mang tính xây dựng để giúp con yêu sớm học được tính tự lập, tự giác và tự tin hơn. Nếu để bé lớn hơn, đến khoảng 2 tuổi khi đã có nhận thức, “bám” người nhà hơn và cũng là độ tuổi ương bướng, hay làm nũng nên việc đi học khó khăn rất nhiều. Đa số những ông bố, bà mẹ cho con đi học sớm đều công nhận rằng sau khi được cô giáo chỉ dạy, hướng dẫn ở trường, về nhà thường nghe lời hơn, tích cực vận dụng những điều học được ở trường để phụ giúp ba mẹ những công việc nhỏ nhặt, nhưng qua đó thể hiện được bé có ý thức tự giác, chủ động và tự lập. Đấy là hiệu ứng và tín hiệu tích cực đáng mừng mà bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn ở con yêu nhà mình.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét